Tiền Refund trong logistic là gì, tiền refund từ đâu ra. Cách tính cước refund như thế nào. Tại sao refund thường áp dụng với một số chuyến hàng lẻ LCL, hãng tàu, đại lý vận chuyển cạnh tranh giá khách hàng được lợi gì ngoài giá cước. Cùng tìm hiểu chi tiết tại bài viết này nhé.
Trong xuất nhập khẩu, việc cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển với nhau là điều dễ hiểu và hiển nhiên, để có thể giữ chân được các khách hàng của mình thì các hãng tàu sẽ tìm cách cạnh tranh với nhau vì thế mà khi áp dụng tiền refund sẽ là một trong những phương pháp cạnh tranh hiệu quả. Như vậy thì tiền refund trong xuất nhập khẩu là gì? làm thế nào để tính được tiền refund ( công thức tính tiền refund )? Cần phải lưu ý những gì đối với tiền refund.
Tiền refund là gì?
Tiền refund được hiểu là một khoản tiền cụ thể mà các hãng tàu hoàn trả lại cho khách hàng sau khi khách hàng mua sản phẩm hay nói cách khác là sử dụng dịch vụ của hãng tàu. Nói cách khác thì tiền refund là một khoản giảm giá hay khoản chiết khấu làm cho tổng tiền mà khách hàng phải trả sẽ giảm đi một khoản nhất định nhằm mục đích tăng sức cạnh tranh của mình cùng với kích thích tăng lượng đặt hàng xuất khẩu của khách hàng hiện tại cũng như thu hút khách hàng tiềm năng khác.
Cách tính tiền refund như thế nào? Công thức tính tiền refund.
– Đầu tiên phải nói đến việc tiền refund được lấy từ những nguồn nào? Thực chất tiền refund được lấy từ các nguồn sau:
+ Được lấy từ các nguồn thu mà hãng tàu đã thu được từ khách hàng của mình bao gồm cước biển và tất cả các loại phụ phí.
+ Được lấy từ nguồn chi phí của hãng tàu mà hãng dành cho việc cắt giảm khoản lỗ trong quá trình khai thác tàu biển. Ví dụ: đặt giả sử trong trường hợp tàu chở container hàng hóa thì chắc chắn sẽ tiết kiệm hơn việc vận chuyển vỏ container rỗng tức là việc vận chuyển vỏ container rỗng so với việc vận chuyển container có hàng sẽ không thu được phí xếp dỡ hàng hóa tại cảng (THC) và một số các phụ phí khác có liên quan dẫn đến tốn khoảng 50% cước container có hàng hóa.
+ Bạn sẽ thấy có những thời điểm giá nhiên liệu giảm sâu nhưng hãng tàu vẫn thu phụ phí xăng dầu (EBS) để trang trải các khoản chi phí văn phòng, nhân công và cũng là nguồn kinh phí để trả refund cho khách hàng.
+ Được lấy từ khoản kinh phí do các tổ chức chính phủ, tổ chức phi chính phủ có liên quan thực hiện tài trợ nhằm mục đích khuyến khích hoạt động xuất khẩu nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng hoặc một số mục tiêu khác, …
– Việc xuất hiện tiền refund sẽ tạo nên lợi ích cho một số thành phần sau (tất cả các bên tham gia vào hoạt động này dù là trực tiếp hay gián tiếp thì đều nhận được một số lợi ích nhất định chỉ là nhiều hơn hay ít hơn mà thôi).
+ Đối với bên trực tiếp thì người được lợi sẽ là hãng tàu và khách hàng (những thành phần tham gia trực tiếp vào việc xuất nhập khẩu hàng hóa).
+ Đối với bên gián tiếp thì người được lợi sẽ là các tổ chức có liên quan (ví dụ như ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác…), cảng, phương tiện vận tải…
– Để tính được refund thì người ta sẽ áp dụng công thức sau:
“Phụ phí cảng đi + khoản tiền cước vận chuyển hàng (cước vận tải) + Khoản phụ phí cảng đến + một số các loại phí khác/ viện trợ của chính phủ = hằng số”
Hằng số ở đây chỉ ra rằng bất cứ một việc thay đổi nào dù là tăng hay giảm một trong số các nhân tố kia thì các nhân tố còn lại phải tăng tương ứng để kết quả cho ra được một hằng số ban đầu. Thậm chí là nhân tố đó có thể bằng không (tức là miễn phí) hay số âm (khoản được giảm trừ) nhé!
Những lưu ý đối với tiền refund như sau:
– Các bạn thường sẽ bị nhầm lẫn giữa tiền refund và tiền kickback, vậy nên cần phải lưu ý rằng tiền kickback là một khoản tiền chung chi của khách hàng trả lại cho người bản hàng (cung cấp sản phẩm, dịch vụ) mà không phải là công ty một cách bí mật để có thể có được cho mình một khoản giá tiền cũng như điều kiện mua tốt hơn.
Hay nói cách khác là tiền kickback các bạn có thể hiểu như là tiền khách hàng chịu bỏ ra để trả cho nhân viên bán hàng hay đại lý bán hàng của hãng tàu để được nhận những ưu đãi đặc biệt tốt hơn. Còn tiền refund như đã nói ở trên đó là khoản tiền mà hãng tàu trả lại cho khách hàng vì những mục đích riêng của mình ví dụ như kích cầu xuất khẩu chẳng hạn.
– Sale hãng tàu và khách hàng đều được lợi từ nguồn tiền Kickback này vì sale có thêm thu thập- khách hàng có giá tốt hơn. Tương tự kiểu: Khách đi chuyến về Cảng SangHai giá 40usa/ cont 20″ nhưng nếu muốn được giảm về giá 18USD/cont 20 hoặc được chế độ hỗ trợ thêm – thì phải trả tiền cho nhân viên sale để họ hỗ trợ tốt nhất. Tất nhiên với khoản tiền này công ty dịch vụ không được lợi nên đây là 1 khoản tiền được giao dịch nén nút.
– Đối với refund thì cả khách hàng lẫn hãng tàu đều có lợi. Khách hàng được giảm một khoản phí dẫn đến giảm giá trị bằng tiền của hàng hóa, hãng tàu đạt được mục đích giảm giá tăng số lượng dịch vụ của mình nhờ việc kích cầu xuất khẩu của các khách hàng cũng như thu hút nguồn khách hàng.
Trên đây là một số kiến thức về tiền refund trong xuất nhập khẩu là gì? hi vọng có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này. Cảm ơn và mong các bạn góp ý để bài viết cung cấp nhiều thông tin chất lượng hơn nữa.
Pingback: refund là gì (nghĩa) - hieuthem