Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của GiuseArt.com, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "giuseart". (Ví dụ: thiệp tân linh mục giuseart). Tìm kiếm ngay
1219 lượt xem

Cách Tính Chế Độ Thai Sản Mới Nhất, Áp Dụng Cho Cả Vợ Và Chồng

Với người lao động đang hoặc sắp tới kỳ thai sản chắc hẳn sẽ quan tâm đến Cách tính chế độ thai sản mới nhất. Vậy tính như thế nào là đúng và mức được hưởng bao nhiêu, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1, Chế độ thai sản là gì? Ý nghĩa

Thuộc chế độ của Bảo hiểm xã hội bắt buộc, chế độ bảo hiểm thai sản bao gồm các quy định do Nhà nước ban hành với mục đích đảm thu nhập và sức khỏe cho người lao động nữ trong quá trình mang thai, sinh con, nuôi con, nuôi sơ sinh và thực hiện các biện pháp tránh thai và cho lao động nam khi có vợ sinh em bé.

Ý nghĩa:

Chế độ bảo hiểm thai sản tạo điều kiện cho những lao động nữ có thể thực hiện tốt được chức năng làm mẹ và hoàn thành tốt các công tác xã hội. Ngoài ra còn tạo điều kiện cho lao động nam có thể thực hiện được nghĩa vụ khi có vợ sinh con. Bên cạnh đó, chế độ bảo hiểm thai sản còn bảo đảm thu nhập và sức khỏe cho người lao động trong khoảng thời gian hưởng thai sản.

Che-do-thai-san-va-y-nghia
Ý nghĩa của chế độ thai sản

2, Đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm thai sản theo quy định của Nhà nước

Những đối tượng tham gia BHXH bắt buộc sẽ được hưởng chế độ thai sản bao gồm:

  • Lao động nữ mang thai;
  • Lao động nữ sinh con;
  • Lao động nữ mang thai hộ;
  • Lao động nam hoặc nữ nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi.
  • Lao động nữ thực hiện biện pháp tránh thai như đặt vòng tránh thai hay triệt sản.

Tuy nhiên, người lao động phải đảm bảo được các điều kiện dưới đây nếu muốn được hưởng thai sản:

  • Lao động nữ sinh con hay nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi, người mẹ mang thai hộ hoặc người nhờ mang thai hộ phải có thời gian đóng BHXH ít nhất 6 trong vòng 12 tháng trước khi sinh em bé hoặc nhận nuôi con.
  • Nếu lao động nữ sinh con mà đóng đủ bảo hiểm 12 tháng trở lên, sức khỏe không đảm bảo. Muốn nghỉ dưỡng thai khi có chỉ định sức khỏe của bác sỹ trước khi sinh con thì phải đóng bảo hiểm bắt buộc từ 3 tháng trở nên 

3, Thời gian nghỉ chế độ bảo hiểm thai sản đối với lao động nữ

Cach-tinh-che-do-thai-san-moi-nhat
Cách tính chế độ thai sản theo thời gian

Theo Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, thời gian nghỉ chế độ thai sản được quy định cụ thể với từng trường hợp như sau:

a) Lao động nữ được hưởng chế độ khám thai

  • Trong quá trình mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để khám thai là 5 lần, mỗi lần được nghỉ 1 ngày.
  • Nếu trường hợp người lao động ở xa cơ sở thăm khám, chữa bệnh hoặc nếu người mang thai có bệnh lý, có vấn đề về thai nhi thì mỗi lần khám thai sẽ được nghỉ 2 ngày.
  • Thời gian nghỉ khám thai được tính theo ngày làm việc bình thường, không tính các ngày lễ, Tết, ngày nghỉ hàng tuần của đơn vị làm việc.

b) Chế độ khi sảy thai, nạo, hút thai, lưu hoặc phá thai bệnh lý

Đối với trường hợp lao động nữ không mai gặp phải các trưởng hợp  sảy thai, nạo, hút thai hoặc phá thai bệnh lý thì thời gian hưởng chế độ thai sản được quy định như sau: 

  • Thai dưới 5 tuần: 10 ngày
  • Thai từ 5 tuần đến dưới 13 tuần: 20 ngày
  • Thai từ 13 tuần đến dưới 25 tuần: 40 ngày
  • Thai từ 25 tuần tổi trở lên: 50 ngày

c) Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản bao gồm các ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

Đối với mỗi trường hợp thì thời gian nghỉ thai sản sẽ không giống nhau.

d) Thời gian hưởng chế độ sinh con của người lao động

Đối với lao động nữ:

  • 6 tháng là thời gian mà lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con. Lưu ý, lao động nữ không được nghỉ trước sinh quá 02 tháng.
  • Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở nên cách tính thời gian thai sản là mỗi con sẽ được tính thêm 1 tháng 

Đối với lao động nam đóng bảo hiểm xã hội:

  • Trong trường hợp thông thường, vợ sinh con sẽ được nghỉ 5 ngày.
  • Vợ sinh con và cần phải phẫu thuật, thời gian nghỉ là 7 ngày.
  • Trường hợp sinh đôi: Nghỉ 10 ngày.
  • Trường hợp sinh 3 trở lên, cứ thêm mỗi con thì lao động nam sẽ được hưởng thêm 3 ngày nghỉ.
  • Nếu vợ sinh đôi và phải phẫu thuật, lao động nam được hưởng 14 ngày nghỉ.

f)  Nếu thực hiện các biện pháp tránh thai, lao động nữ sẽ được thời gian nghỉ như sau:

  • Lao động nữ đặt vòng tránh thai được nghỉ: 7 ngày
  • Đối với trường hợp triệt sản: 15 ngày

4, Mức hưởng chế độ thai sản

Muc-huong-Che-do-thai-san
Mức hưởng chế độ được quy định cụ thể

Trợ cấp một lần khi sinh con được quy định cụ thể tại Điều 38 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 do nhà nước ban hành thì lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi sẽ được hưởng chế độ tiền thai sản:

  • Trợ cấp một lần khi sinh con của lao động nữ bằng  2 lần mức lương cơ sở.
  • Khi hưởng thai sản, mức tiền sẽ được chia thành trợ cấp một lần và trợ cấp tiền thai sản.
  • Tiền chế độ thai sản
  • Căn cứ tại điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

Mức hưởng hàng tháng = 100% x Mức bình quân lương hàng tháng khi đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc

  • Nếu chưa đóng đủ 6 tháng thì mức hưởng được tính theo mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng.

Mức hưởng thai sản của nam giới

  • Trợ cấp một lần đối với lao động nam đã đóng BHXH và có vợ sinh con sẽ được tính bằng 2 lần lương cơ sở. Tiền thai sản của người chồng sẽ được tính như sau:

Mức hưởng = Mức bình quân tiền lương hàng tháng đã đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc / 24 x số ngày nghỉ

Trên đây là cách tính chế độ thai sản mới nhất. Người lao động có thể tham khảo để nắm bắt được các thông tin và làm các thủ tục cần thiết khi đủ điều kiện hưởng chế độ thải sản bạn đọc cần tham khảo,

LiLy – Tổng hợp và biên tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 2 MB. You can upload: image, audio, video, document, spreadsheet, interactive, text, archive, code, other. Links to YouTube, Facebook, Twitter and other services inserted in the comment text will be automatically embedded.